5 CÁCH GIÚP CON BẠN CÓ HỨNG THÚ KHI HỌC ĐÀN PIANO
CÁCH GIÚP CON BẠN CÓ HỨNG THÚ KHI HỌC ĐÀN PIANO
Dưới đây, ST MUSIC sẽ giới thiệu với các bố mẹ một số phương pháp giúp con có hứng thú khi học đàn Piano. Các bố mẹ hãy thử xem mình có thể áp dụng được những gì để giúp cho con tìm được niềm đam mê với bộ môn này nhé!
1. Đầu tiên là cho con nghe nhạc từ sớm.
Nhạc ở đây cần có chọn lọc không phải nhạc nào cũng nghe nhé các mẹ. Nhạc không lời piano, nhạc cổ điển. Những tác phẩm kinh điển của những nhà soạn nhạc nổi tiếng thế giới. Và nếu nó không phải là thói quen của bố mẹ thì nên hết sức cẩn trọng trong việc lựa chọn nhạc để nghe.
Nếu không nhiều người có thể cảm thấy mệt mỏi, nói là chẳng hiểu gì và khó có thể hấp thụ. Nên bắt đầu với những bản nhạc nhẹ nhàng, du dương, có giai điệu dễ nghe, dễ tiếp cận một chút.
2. Phân tích cho con hiểu tác dụng của việc học đàn và chơi đàn.(Bắt đầu từ 4 tuổi.)
Khi cho con tiếp xúc với cây đàn Piano thì các bố mẹ có thể giải thích cho con về Piano. Trẻ 4 tuổi đã có thể tiếp thu được khi cha mẹ giải thích. Các bạn có thể cho con xem 1 số video có nghệ sỹ chơi bản nhạc mà con thích. Hoặc là đến các buổi hoà nhạc có các nghệ sỹ hoặc các bạn biểu diễn.
Sau đó nói với con rằng: Con thấy cô/chú/anh/chị đó chơi bản nhạc có hay không? Con có muốn một ngày nào đó con có thể chơi được bản nhạc như vậy không? Cho dù là có nhiều bạn có thể trả lời là không. Nhưng đâu đó các bạn có thể cảm nhận được cái hay cái đẹp của âm nhạc, của Piano.
Với các bạn lớn hơn và đã tập một thời gian dài mà không còn hứng thú thì có rất nhiều cách.
Cha mẹ có thể nói rằng, con hãy cố gắng tập tốt hơn. Và bố mẹ sẽ cho con tham gia một chương trình thi lấy chứng chỉ quốc tế, điều đó sẽ giúp con có thể giành được học bổng vào trường đại học mà con mơ ước chẳng hạn.
Tôi tin là con người chúng ta sẽ có động lực mạnh mẽ hơn khi chúng ta biết mục tiêu và đích đến của mình. Cha mẹ cũng có thể trao đổi với con và giáo viên dạy. Có thể xen kẽ một số tác phẩm, một số bài mà con thích, ví dụ như nhạc trẻ, nhạc Hàn Quốc, vv… để thay đổi nếu con đang không có hứng thú với nhạc cổ điển. Tuy nhiên, cha mẹ cần cho con thấy cái hay cái đẹp của nhạc cổ điển, cái này không phải giáo viên nào cũng làm.
3. Cha mẹ đồng hành học Piano cùng con.
Điều này vừa tốt cho cha mẹ, vừa biết con đang học thế nào, giúp con tập luyện tại nhà. Nhiều cha mẹ thì thường nói tôi không biết gì nên không thể giúp được con. Vậy thì bố mẹ hãy học đi. Đừng nghĩ là mình không học được, mình không có thời gian, từng này tuổi rồi học làm sao được…. Người lớn học Piano nhanh hơn trẻ em rất nhiều bởi ở người lớn có nhiều ưu điểm. Ví dụ như tay cứng hơn, có thể nắm bắt được những kiến thức cơ bản tốt hơn.
Để biết phải tập thế nào, phải học thế nào để hướng dẫn cho con và bản thân chúng ta luyện tập chỉ sau 1 buổi thôi. Nếu các bạn muốn học piano để giúp con học thì hãy đăng ký với ST Music ngay hôm nay. ST Music sẽ giúp các bạn hoàn toàn miễn phí!
4. Hãy thay đổi thái độ của bạn với Piano.
Nhiều bố mẹ thường cho rằng Piano là môn phụ, là môn ngoại khoá. Là thứ mà học được thì tốt, không học được cũng không sao. Quan trọng là học văn hoá ở trường, học toán, học tiếng Anh, vv…
Nhưng “Cách bạn làm một việc là cách mà bạn làm mọi việc”. Khi phụ huynh có thái độ nghiêm túc với việc học không phân biệt môn chính, môn phụ thì con học cái gì cũng tốt . Các bạn ấy không học Piano chuyên nghiệp nhưng có thể chơi rất tốt. Các môn khác của các bạn ấy cũng rất giỏi và thành công. Vậy nên, nếu bạn xác định cho con học đàn cũng như học các môn học ở trường, thì con cũng sẽ có thái độ khác.
5. Hãy thận trọng trong việc chọn trung tâm, chọn thầy dạy Piano cho con.
Con sẽ chỉ thực sự tìm được động lực với Piano nếu giáo viên có thể truyền cảm hứng cho con một cách tích cực. Có những giáo viên không bao giờ nói những thứ khác ngoài việc dạy đàn. Chỉ chăm chăm yêu cầu học sinh tập, tập và tập. Mà không bao giờ giúp các em thấy được giá trị, ý nghĩa của tác phẩm. Để khơi dậy đam mê cho các con.
Người thầy tuyệt vời là người biết truyền cảm hứng.
Hy vọng các bậc phụ huynh sẽ ghi nhớ và áp dụng những chia sẻ trên vào thực tế để giúp con có cảm hứng khi học đàn Piano.
Nhi
Ngọc